BAN HOẰNG PHÁP VÀ BAN KINH TẾ TÀI CHÍNH TRUNG ƯƠNG GHPGVN ĐẾN THĂM DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CHIẾN PHÁO BINH VỊNH CHÈO
- Đăng bởi: Ban Biên Tập
- |
- 30/06/2024
Trưa ngày 29/6/2024 (nhằm ngày 24/5 năm Giáp Thìn), Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế Tài chính Trung ương GHPGVN đã đến thăm Di tích lịch sử văn hóa Chiến pháo binh Vịnh Chèo.
Quý phái đoàn có: Hòa thượng Thích Minh Thiện – Ủy viên HĐTS, Phó trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Trưởng phái đoàn; Hòa thượng Thích Hiển Chơn – Phó trưởng ban Kinh tế Tài chính Trung ương; Thượng tọa Thích Tuệ Hải – Phó trưởng ban Kinh tế Tài chính Trung ương, Ủy viên Thường trực Ban Hoằng pháp Trung ương; cùng chư Tôn đức Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế Tài chính Trung ương đồng tham dự.
Trước đài tưởng niệm, chư Tôn đức đã thành kính niêm hương, hướng vọng lên đài liệt sĩ, dành một phút mặc niệm bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những hy sinh, đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân, để đất nước được nở hoa độc lập, đạo pháp được trường tồn.
Nhà tưởng niệm liệt sỹ của Đoàn 6 Pháo binh, Quân khu 9 vận động đóng góp để xây dựng công trình trên 5.000 mét vuông do Thượng tọa Thích Tuệ Hải tài trợ ba phần tư công trình. Đặc biệt, Thượng tọa đã tài trợ một quả chuông 5 tấn, 1 bia đá ghi tên gần 400 liệt sĩ của Lữ đoàn 6 Pháo binh, Quân khu 9. Đây là một trong những nhân tố quyết định để hình thành ngôi nhà tưởng niệm này tại tỉnh Hậu Giang. Tổng giá trị công trình này là gần 27 tỷ đồng.
Được biết, trên khắp các chiến trường năm xưa có đến 392 liệt sĩ Đoàn 6 Pháo binh anh dũng hy sinh. Riêng trận chiến pháo binh Vịnh Chèo năm 1974 đã có 51 cán bộ, chiến sĩ ngã xuống. Những người chiến sĩ pháo binh mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc, các anh đã cùng đồng đội mang lại hòa bình, độc lập cho dân tộc. Do đó, Di tích lịch sử – văn hóa “Trận chiến pháo binh Vịnh Chèo năm 1974” là một sự kiện có ý nghĩa rất sâu sắc, thể hiện sự tri ân, đền đáp công ơn to lớn đối với các anh hùng liệt sĩ Đoàn 6 Pháo binh.
Bản tin Phật Sự Online TV: