Chuyện Kể Từ 15 Phút Theo Chân Sư Phụ
- Đăng bởi:
- |
- 19/12/2015
Sáng sớm ngày mồng 3 tháng 11 Ất Mùi, trong lúc cảm tác về một Sư Cô đang quét lá trên con đường nhỏ trước Thất Sư Trụ Trì (Lúc nào trong lòng tôi cũng rung động khi mường tượnghình ảnh một chú tiểu hay một Ni Cô cầm chổi quét lá ở sân Chùa !), tôi bổng nghe tiếng động từ phía Thất Thầy và phát hiện Sư Phụ đang mở cổng đi ra…Tôi tranh thủ bấm vội một kiểu ảnh và lập tức theo chân Sư Phụ ( vì tôi là người luôn “khát” hình Sư Phụ !).
Cảnh bình minh sau đồi hôm ấykhông đẹp bằng những buổi sáng có Ông Mặt Trời ló dạng! Tôi biết Sư Phụ cũng nhận rõ điều này.
Khi Sư Phụ đi ngang qua khu vực các khạp tương Tamari đang làm, Sư Phụ có chỉ cho tôi nhìn thấy 11 cái bồn vuông (thật ra không vuông lắm) làm bằng inox, vứa mới được lắp đặt khít trong các hộc xây bằng gạch. Ưu điểmcủa nó là không rỉ sét và không bị rò rỉ như cáclu , vại làm bằng đất nung.
Mỗi một bồn inox có kích thước cao 1m2, rộng mỗi bề từ 2m đến 2m2, có sức chứa 5 ngàn lít với giá mua rẻ bất ngờ là 14 triệu đồng (thay vì giá kêu lên tới 30 triệu đồng!).
Sư Phụ mong muốn mỗi năm nhà Chùa có thêm 10 bồn, thì trongmột thời gian không dài, Chùa Long Hương sẽ có khả năng cung cấp đều đặn hàng năm nước tương Tamari nguyên dương, có chất lượng cao nhất, đủ cho mọi đối tương có nhu cầu tiêu dùng, với giá thành thấp hơn hiện tại.
Nghe Sư Phụ nói, tôi cảm thấy mừng thầm trong lòng khi nghĩ đến những người bệnh, dân dưỡng sinh, nhiều gia đình ngoài xã hội, (kể cả các nhà Chùa hay Thiền Viện), đang rất thiếumột loại nước chấm “thần kỳ”, có tác dụng vừa là thực phẩm dinh dưỡng cao, vừa là một loại “thuốc” chữa được nhiều chứng bệnh cho người!
Đến khu bệ đài Tôn Tượng Đức Phật Bổn Sư ngoài trời, Sư Phụ nói về sự thiết kế sáng tạo một công trình phù hợp với địa hình phong thủy và về lý do tượng Phật được đặt quay về hướng sông Đồng Nai, (khác hướng với Đức Phật Bổn Sư đặt trong Đại Hùng Bửu Điện), sâu kín hàm ý nghiêng về tâm đức mà không nghiêng về tiền tài. Nói chung, “ý đồ” của Sư Phụ là muốn tạo dựng mộtcảnh quang thanh tịnh, uy linh, mang nhiều ý nghĩa, trong đó có phần giống như địa danh nổi tiếng thuở xưalà đàn Nam Giao dưới Triều Nguyễn ,ở cố đô Huế, nơi mà hơn 10 vị Vua các triều đại phong kiến Việt Nam tổ chức lễ tế Giao, tức là lễ tế Trời Đất.
Trung tâm của khuôn viên đàn Nam Giao là Giao đàn, hướng về phía nam.Ở phía tây nam của Giao đàn là Trai cung, xây dựng theo thế “tọa bắc hướng nam”, là nơi các nhà Vua trai giới thanh tịnh trước khi hành lễ…
Khi Sư Phụ bước xuống bậc thang đến cây Bồ Đề, nhờ Sư Phụ chỉ, tôi mới chú ý đến những nhánh cây non mới mọc ra sẽ có dáng vẽ độc đáo tuyệt vời sau này..
Lúc Sư Phụ “di hành” ra phía cổng Chùa , Sư Phụ vừa đi, vừa quan sát tổng thể Nhà Tăng Đường đang chuẩn bị ngày mai đổ bê tông mặt sàn nền lầu 1, tôi đoán chắc trong bụng là Sư Phụ vốn dĩ phớt tỉnh, nhưng cũng đang “rõ biết hiện tiền” công trình này có ý nghĩa như thế nào trong việc tổ chức các lớp tu học cho Tăng,Ni và cả đại chúng ở khắp mọi nơi.
Gần đến cổng, một “ngữ cảnh” đã làm cho tôi rất ngưỡng mộ và thú vi là hình ảnh một Phật tử đang dắt chiếc xe đạp vừa đi qua cổng Chùa thì bất ngờ nhìn thấy Sư Phụ, Phật tử đó lập tức dừng bước và chấp tay đứng nguyên một chỗ !
Hình ảnh lễ đạo dễ thương này cũng được tái diễn lần thứ 2, trên con đường Sư Phụ trở về Thất, khi một Ni Cô đang quét lá, bất ngờ nhìn thấy Sư Phụ đi ngang..
Ra phía trước cổng Chùa nhìn vào, Sư Phụ đã chỉ cho tôi thấy viễn cảnh của một ngôi già lam kỳ vĩ tuyệt tác như một “thánh cung” linh thiêng,huyền bí, sâu thẩm qua 2 cầu thang có hình mống chuồn từ lầu 2 Nhà Tổ nối thẳng ra phía trước, ở 2 bên quả cầu phun nước ngày đêm…
Lúc ấy, đầu óc tôi tự dưng chao đảo mênh mang khi lờ mờ hình tượng một Thiền Viện huyền thiêng vĩ đại, giống chốn bồng lai tiên cảnh (trong tưởng tưởng), sẽ hiện hữu có thật trên cõi giới phàm trần này, khác xa với mô hình nhà Chùa trong hộp kính đặt ở hành lang phía trái Sảnh Đường !.
Tôi cũng thật sự không ngờ về ý tưởng “kinh thiên, động địa” của một Thầy tu có “Phật danh” Vô Trụ Thiền Sư!
Tôi tiếp tục theo chân Sư Phụ trở lênTổ Đường xem qua công việc chuẩn bị bàn ghế, ánh sáng và âm thanh cho buổi giảng pháp tại lầu 1 vào sáng ngày hôm ấy.
Cuối cùng, nhờ công phu bám theo cho đến lúc Sư Phụ trở về tận nơi xuất phát là cổng Thất, tôi đã có được một loạt ảnh mang tính thời sự trong ngày, dù chưa bảo đảm độ nét toàn bộ ảnh chụp (do trời chưa đủ ánh sáng và Sư Phụ luôn chuyển động), nhưng tôi cũng hưởng được quả lành khi chọn ra một, hai bức hình khá đẹp, chưa “lộ mặt”, vì phải để dành cho cuốn album mừng ngày Sư Phụ 29 năm tuổi đạo.!.
bức ảnh sau đây mang tính minh họa,được chụp trong khoảng 15 phút,theo trình tự thời gian,(ngoại trừ hình chụp các bồn inox được đem ra phía sau)..Đặc biệt, ảnh số 3 cũng là ảnh thật, không lắp ghép, nhưng chuyển thành đen trắng và gắn filter kỷ xảo solarizevà ảnh số 6 là ảnh cũ, chụp cây Bồ Đề khi bắt đầu xây dựng Nhà Tăng Đường.. Tất cả chỉ với thành ý diễn đạt đúng thật, nhưng linh hoạtvề mộtchuyện kể “Thoáng Phút Đời Thường” trong khung cảnh và phạm vi của một nhà Chùa lúc nào cũng trọng tônPhật Đạo!
Bài & ảnh: Thiện Huệ